Chứng khoán đã có phiên giảm điểm kinh khủng nhất trong lịch sử 13 năm hoạt động của mình. Có thời điểm, chỉ số VN-Index mất gần 35 điểm, nhiều NĐT đã mạnh dạn bắt đáy, nhưng cuối cùng cũng chùn tay.
Trước sự giảm sàn ồ ạt, hàng trăm mã chứng khoán bị bán tháo khủng khiếp trong phiên ngày 8/5, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) đã đưa ra thông báo, cảnh báo NĐT.
Theo UBCK, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang ổn định và có chuyển biến tích cực; kết quả sản xuất kinh doanh sơ bộ quý I của các công ty niêm yết đều cho thấy khả quan hơn, tỷ lệ DN bị lỗ đã giảm; các tổ chức nước ngoài đều vừa có đánh giá tích cực về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam trong tháng qua; NĐT nước ngoài tiếp tục có xu thế mua ròng.
UBCK đề nghị NĐT cần bình tĩnh, thận trọng, tránh tâm lý hoang mang trước các tin tức không liên quan trực tiếp đến kinh tế, tài chính và có thể bị lợi dụng khiến ảnh hưởng tới quyết định đầu tư.
Phản ứng thái quá!
Quan sát trên thị trường, lượng cổ phiếu giảm sàn chất đống nên nhiều NĐT nắm giữ tiến mặt đã tăng cường bắt đáy, bung hết tiền ra để mua vào nhưng cổ phiếu tốt, giá rẻ, đẩy thanh khoản tăng cao nhất trong đợt sụt giảm vừa qua. Chứng khoán giảm, nhưng thanh khoản vẫn tăng mạnh, chứng tỏ nhiều NĐT vẫn bình tâm, phản ứng tích cực với thị trường.
Theo thống kê, trong phiên sụt giảm cực mạnh ngày 8/5, chỉ số VN-Index giảm 5,9% và HNX-Index giảm 6,4% đã làm cho vốn hóa của TTCK Việt Nam "bốc hơi" gần 63.300 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ USD, gấp 3 số tiền mà Trung Quốc đầu tư giàn khoan HD-981 mà nước này đưa vào vùng biển của Việt Nam.
Trong đó, riêng sàn HoSE mất 56.000 tỷ và sàn HNX mất 7.300 tỷ. Trong nhóm các cổ phiếu GAS - VNM - MSN - V IC - VCB - BID, chiếm gần 55% tỷ trọng của Vn-Index, ngoại trừ VIC và BID, 4 cổ phiếu còn lại đều giảm sàn. Vốn hóa của 6 cổ phiếu này giảm 33.200 tỷ, tương đương 60% mức giảm của toàn sàn, đồng nghĩa với việc 6 cổ phiếu này góp 20 điểm trên tổng số gần 34 điểm mà VN-Index đã mất.
Theo các chuyên gia, căng thẳng tại khu vực biển Đông nằm ngoài khả năng kiểm soát của thị trường, nhưng thực tế chưa có gì liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế. Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc bộ phận Chiến lược thị trường của CTCK MB (MBS), cho rằng NĐT cần theo dõi sát và sẵn sàng hành động khi tình hình thay đổi, nhưng không cần thiết phải bi quan tột độ như phiên vừa qua.
Trước đó, thị trường đang trong đà giảm và mức độ giải chấp của các CTCK ở mức cao, cộng thêm yếu tố căng thẳng biển Đông khiến chứng khoán rớt thảm. Tâm lý của NĐT đã quá bi quan, chán nản, khiến áp lực bán bằng mọi giá xuất hiện.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cũng nhận định: "Có lẽ, các NĐT đã hoảng loạn quá mức cần thiết trước các thông tin về tranh chấp trên biển Đông. Thị trường đã sụt giảm mạnh với cổ phiếu giảm sàn hàng loạt. Tình hình biển Đông đột ngột nóng lên là điều không ai lường tới, nhưng dưới góc độ NĐT, đây là cơ hội lựa chọn danh mục. Hôm nay SSI giải ngân rất nhiều".
Cơ hội gom hàng tốt?
Trong phiên ngày 8/5, hoạt động bán tháo chủ yếu thấy ở khối nội, còn khối ngoại vẫn gom rất mạnh, đặc biệt là các cổ phiếu nhóm dầu khí, nhóm ngành bị ảnh hưởng mạnh từ biển Đông.
Những cổ phiếu như GAS, PVS, PVD… lại được khối ngoại bung tiền gom vào rất mạnh. GAS, cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đứng đầu về lượng mua vào tại sàn HoSE với hơn 1,05 triệu đơn vị, với giá trị mua vào khoảng 100 tỷ đồng.
Tổng lượng giao dịch GAS đạt 1,6 triệu đơn vị. Đối với GAS, lượng cổ phiếu lưu hành tự do hiện chỉ chiếm 3,28% vốn điều lệ, nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ tới 2,68%, NĐT trong nước nắm giữ chưa đến 0,6%. Họ vẫn là người đi ngược thị trường?
Nhiều cổ phiếu Bluechips và Midcaps cơ bản tốt vừa qua đã xuất hiện các vùng giá rất hấp dẫn như: REE, PVS, HPG, FPT, CSM… Đây là những nhóm cổ phiếu có yếu tố kinh doanh ổn định, lợi thế cạnh tranh tốt, và kỳ vọng sinh lời tích cực trong 2014, nhất là khi kinh tế đang phục hồi.
Với lệnh bán ồ ạt trên thị trường, có thể thấy rất ít cổ phiếu dư bán sàn khủng. ITA đứng đầu khối lượng bán sàn nhưng chỉ dư sàn 3,3 triệu cổ phiếu, chưa phải mức cao nhất trong lịch sử "tháo chạy" của TTCK; CII dư sàn 3,3 triệu cổ phiếu, FLC dư sàn 2,25 triệu cổ phiếu.
Một số cổ phiếu đã có khối lượng khớp lệnh tăng đột biến như SHB có gần 24 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, PVX gần 13 triệu cổ phiếu, HAG là 6,7 triệu cổ phiếu...
Theo ông Hưng, TTCK năm nay vẫn tốt hơn so với những lĩnh vực khác, dù còn khó khăn trên thị trường bất động sản, ngành ngân hàng. Các NĐT nước ngoài vẫn mua ròng và đó là cơ hội kiếm tiền nhiều hơn. Thị trường cũng đã tăng quá nóng nên việc giảm sâu trùng với sự kiện căng thẳng biển Đông đôi khi lại là bình thường. Vì riêng TTCK có một đặc điểm: hàng hóa chứng khoán hôm nay tốt, nhưng ngày mai giá lên cao thì lại xấu. Nhưng nếu hôm qua lên cao, hôm nay giá lại giảm xuống thì lại tốt.
Ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Tổng Giám đốc CTCK Sacombank (SBS), cũng trấn an NĐT nên bình tĩnh, đừng quá bi quan. Thị trường bán tháo nhưng không có thanh khoản mới là nguy hiểm. Có thanh khoản tức là vẫn có người mua, vẫn có một lượng NĐT trực chờ để gom hàng thì không nên phản ứng quá mức.
Chúng ta không loại trừ có nhóm NĐT nào đó lợi dụng thông tin về biển Đông để "đánh xuống" gom hàng.
source
Theo UBCK, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang ổn định và có chuyển biến tích cực; kết quả sản xuất kinh doanh sơ bộ quý I của các công ty niêm yết đều cho thấy khả quan hơn, tỷ lệ DN bị lỗ đã giảm; các tổ chức nước ngoài đều vừa có đánh giá tích cực về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam trong tháng qua; NĐT nước ngoài tiếp tục có xu thế mua ròng.
UBCK đề nghị NĐT cần bình tĩnh, thận trọng, tránh tâm lý hoang mang trước các tin tức không liên quan trực tiếp đến kinh tế, tài chính và có thể bị lợi dụng khiến ảnh hưởng tới quyết định đầu tư.
Phản ứng thái quá!
Quan sát trên thị trường, lượng cổ phiếu giảm sàn chất đống nên nhiều NĐT nắm giữ tiến mặt đã tăng cường bắt đáy, bung hết tiền ra để mua vào nhưng cổ phiếu tốt, giá rẻ, đẩy thanh khoản tăng cao nhất trong đợt sụt giảm vừa qua. Chứng khoán giảm, nhưng thanh khoản vẫn tăng mạnh, chứng tỏ nhiều NĐT vẫn bình tâm, phản ứng tích cực với thị trường.
Theo thống kê, trong phiên sụt giảm cực mạnh ngày 8/5, chỉ số VN-Index giảm 5,9% và HNX-Index giảm 6,4% đã làm cho vốn hóa của TTCK Việt Nam "bốc hơi" gần 63.300 tỷ đồng, tương đương 3 tỷ USD, gấp 3 số tiền mà Trung Quốc đầu tư giàn khoan HD-981 mà nước này đưa vào vùng biển của Việt Nam.
Trong đó, riêng sàn HoSE mất 56.000 tỷ và sàn HNX mất 7.300 tỷ. Trong nhóm các cổ phiếu GAS - VNM - MSN - V IC - VCB - BID, chiếm gần 55% tỷ trọng của Vn-Index, ngoại trừ VIC và BID, 4 cổ phiếu còn lại đều giảm sàn. Vốn hóa của 6 cổ phiếu này giảm 33.200 tỷ, tương đương 60% mức giảm của toàn sàn, đồng nghĩa với việc 6 cổ phiếu này góp 20 điểm trên tổng số gần 34 điểm mà VN-Index đã mất.
Theo các chuyên gia, căng thẳng tại khu vực biển Đông nằm ngoài khả năng kiểm soát của thị trường, nhưng thực tế chưa có gì liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế. Ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc bộ phận Chiến lược thị trường của CTCK MB (MBS), cho rằng NĐT cần theo dõi sát và sẵn sàng hành động khi tình hình thay đổi, nhưng không cần thiết phải bi quan tột độ như phiên vừa qua.
Trước đó, thị trường đang trong đà giảm và mức độ giải chấp của các CTCK ở mức cao, cộng thêm yếu tố căng thẳng biển Đông khiến chứng khoán rớt thảm. Tâm lý của NĐT đã quá bi quan, chán nản, khiến áp lực bán bằng mọi giá xuất hiện.
NĐT cần bình tĩnh, thận trọng, không nên phản ứng quá mức
Theo ông Sơn, sự tháo chạy trong hoảng loạn trong vô định thì cơ hội thường xuất hiện và hồi phục rất nhanh theo dạng chữ V. Thực tế, lực bắt đáy giá sàn cũng khá tốt, nhưng vẫn không thể thắng nổi sự hoảng loạn.Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cũng nhận định: "Có lẽ, các NĐT đã hoảng loạn quá mức cần thiết trước các thông tin về tranh chấp trên biển Đông. Thị trường đã sụt giảm mạnh với cổ phiếu giảm sàn hàng loạt. Tình hình biển Đông đột ngột nóng lên là điều không ai lường tới, nhưng dưới góc độ NĐT, đây là cơ hội lựa chọn danh mục. Hôm nay SSI giải ngân rất nhiều".
Cơ hội gom hàng tốt?
Trong phiên ngày 8/5, hoạt động bán tháo chủ yếu thấy ở khối nội, còn khối ngoại vẫn gom rất mạnh, đặc biệt là các cổ phiếu nhóm dầu khí, nhóm ngành bị ảnh hưởng mạnh từ biển Đông.
Những cổ phiếu như GAS, PVS, PVD… lại được khối ngoại bung tiền gom vào rất mạnh. GAS, cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đứng đầu về lượng mua vào tại sàn HoSE với hơn 1,05 triệu đơn vị, với giá trị mua vào khoảng 100 tỷ đồng.
Tổng lượng giao dịch GAS đạt 1,6 triệu đơn vị. Đối với GAS, lượng cổ phiếu lưu hành tự do hiện chỉ chiếm 3,28% vốn điều lệ, nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ tới 2,68%, NĐT trong nước nắm giữ chưa đến 0,6%. Họ vẫn là người đi ngược thị trường?
Nhiều cổ phiếu Bluechips và Midcaps cơ bản tốt vừa qua đã xuất hiện các vùng giá rất hấp dẫn như: REE, PVS, HPG, FPT, CSM… Đây là những nhóm cổ phiếu có yếu tố kinh doanh ổn định, lợi thế cạnh tranh tốt, và kỳ vọng sinh lời tích cực trong 2014, nhất là khi kinh tế đang phục hồi.
Với lệnh bán ồ ạt trên thị trường, có thể thấy rất ít cổ phiếu dư bán sàn khủng. ITA đứng đầu khối lượng bán sàn nhưng chỉ dư sàn 3,3 triệu cổ phiếu, chưa phải mức cao nhất trong lịch sử "tháo chạy" của TTCK; CII dư sàn 3,3 triệu cổ phiếu, FLC dư sàn 2,25 triệu cổ phiếu.
Một số cổ phiếu đã có khối lượng khớp lệnh tăng đột biến như SHB có gần 24 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, PVX gần 13 triệu cổ phiếu, HAG là 6,7 triệu cổ phiếu...
Theo ông Hưng, TTCK năm nay vẫn tốt hơn so với những lĩnh vực khác, dù còn khó khăn trên thị trường bất động sản, ngành ngân hàng. Các NĐT nước ngoài vẫn mua ròng và đó là cơ hội kiếm tiền nhiều hơn. Thị trường cũng đã tăng quá nóng nên việc giảm sâu trùng với sự kiện căng thẳng biển Đông đôi khi lại là bình thường. Vì riêng TTCK có một đặc điểm: hàng hóa chứng khoán hôm nay tốt, nhưng ngày mai giá lên cao thì lại xấu. Nhưng nếu hôm qua lên cao, hôm nay giá lại giảm xuống thì lại tốt.
Ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Tổng Giám đốc CTCK Sacombank (SBS), cũng trấn an NĐT nên bình tĩnh, đừng quá bi quan. Thị trường bán tháo nhưng không có thanh khoản mới là nguy hiểm. Có thanh khoản tức là vẫn có người mua, vẫn có một lượng NĐT trực chờ để gom hàng thì không nên phản ứng quá mức.
Chúng ta không loại trừ có nhóm NĐT nào đó lợi dụng thông tin về biển Đông để "đánh xuống" gom hàng.
source
0 comments:
Post a Comment