San Jose - San Francisco

New for Vietnamese in San Jose, San Francisco

Houston Texas

News for Vietnamese in Houston

Little Saigon Westminter

New for Vietnamese in Little Saigon

Dallas Texas

News for Vietnamese in Dallas Texas

Friday, November 13, 2020

Biden và Trump: Đấu khẩu, đấu pháp và đấu trí

[Bước tính tiếp theo của Biden và Trump: Đấu khẩu, đấu pháp và đấu trí] - Phần 1

1. Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thông thường giai đoạn vận động và tranh cử quyết liệt của các ứng cử viên sẽ kết thúc vào ngày trước khi bỏ phiếu chính thức, mà năm nay là ngày mùng 3/11/2020. Sau đó họ hồi hộp chờ đợi. Người may mắn thì chuẩn bị chức cao vọng trọng, người thất cử thì chia tay giã từ chính trường và có thể sẽ "một đi hai không trở lại".

Tuy nhiên, sự kết thúc của cuộc đấu này lại là sự mở đầu của một cuộc đấu khác. Khi ngày bầu cử 3/11 vừa khép lại mà chưa có kết quả, thì các ƯCV Tổng thống lại tiếp tục đăng đàn, tố cáo nhau từ "không tôn trọng luật chơi", "không tôn trọng luật pháp", đến "gian lận".

Rồi tiếp đó truyền thông, mạng xã hội cập nhật các tin tức trái chiều gần như liên tục 24/24h. Trong khi "Tổng thống đắc cử" (President-elect) được báo chí Mỹ tự phong "bận rộn" với việc thành lập "nội các", thì một ông Trump "cứng cổ" cũng đang bận rộn củng cố... nội các mới để chuẩn bị cho "nhiệm kỳ 2"!

2. Tùy người đọc ở "phe nào", nhưng cứ khi "vớ" được tin có lợi cho "phe mình" thì cảm thấy hoan hỉ ra mặt, cảm giác vô cùng sung sướng vì ngày Tổng thống mới "của mình" nhậm chức vào 20/1/2020 chỉ còn là vấn đề thời gian và thủ tục chỉ còn mang tính hình thức!

Nhầm to. Sự đời lại không hề đơn giản như vậy!

3. Trước hết cần khẳng định rằng, những gì chúng ta đang theo dõi trong cuộc bầu cử Mỹ hiện nay là một cuộc đấu "đỉnh cao", "đẳng cấp" giữa các chiến lược gia bậc thầy của nước Mỹ. Là người quan sát như tất cả những người khác, tôi sẽ cố gắng "đọc" và "diễn giải" sát nhất các tính toán, bước đi của hai bên trong khả năng hiểu biết của tôi.

4. Những tin như hôm nay thẩm phán này đồng ý hoặc bác bỏ việc gia hạn kiểm phiếu tại một tiểu bang "chiến trường" nào đó, hoặc các tin như có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, rồi thông tin vài ông, bà qua đời từ thế kỷ XIX cũng có tên trong danh sách bỏ phiếu... cũng chỉ giúp chúng ta nhìn được vài trận đánh lẻ tẻ, ở một vài mặt trận cụ thể, giải quyết được sự "sung sướng" tạm thời. Thậm chí kể cả khi các Thẩm phán Tòa án Tối cáo ra phán quyết có lợi, hoặc bất lợi cho Trump cũng chưa phải là kết quả chung cuộc.

Tất cả những điều nêu trên dường như chỉ là bề nổi của màn hỏa mù, hư hư, thực thực được che đậy công phu, để người xem bị hút vào những thứ "lẻ tẻ" mà không nhìn ra bức tranh to của một cuộc chiến lớn với rất nhiều toan tính đẳng cấp.

5. Trước khi đi vào phân tích các bước tiếp theo của của 2 ƯCV Biden lẫn Trump thì cũng cần phải khẳng định rằng báo chí không phải là cơ quan có thẩm quyền ra tuyên bố hay quyết định ai là 'Tổng thống đắc cử", ai là "Tổng thống tiếp theo" của nước Mỹ, chỉ đơn giản là ít nhất những điều đó áp vào tình hình hiện nay chưa phù hợp với luật pháp, quy định hiện hành của nước Mỹ

Cơ chế ra quyết định ai là người thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11 vừa qua và sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ cũng như cơ chế bầu chọn Tổng thống được quy định khá chặt chẽ trong Hiến pháp Mỹ và các Tu chính án Hiến pháp số 12, 14, 15, 19, 20, 23, 24, 25, 26, Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri và Luật bầu cử Tổng thống Mỹ.

6. Vậy nếu kết quả cuộc bầu cử ngày mùng 3/11 đầy tranh cãi như vậy thì khi nào nước Mỹ mới có Tổng thống mới và quy trình bầu chọn tổng thống ra sao?

Ba biểu đồ gửi kèm ở dưới cho biết các mốc thời gian theo luật định, kể từ sau ngày bầu cử 3/11/2020 năm nay cho đến ngày Tổng thống mới của Mỹ nhậm chức ngày 20/1/2021 như sau:

Bước 1 diễn ra vào ngày 3/11/2020: Người dân Mỹ đi bầu Tổng thống (thực ra thì họ đã đi bầu hoặc bỏ phiếu từ trước đó khá lâu rồi)

Bước 2 diễn ra muộn nhất vào ngày 8/12/2020: Các bang chọn các Đại cử tri (bằng xương bằng thịt), và phải đảm bảo rằng các đại cử tri được chọn này sẽ được Quốc hội Mỹ (gồm Thượng Nghị viện và hạ nghị viện) thông qua.

Bước 3 ngày 14/12/2020: Hội nghị họp để bầu chọn các Đại cử tri, diễn ra tại từng bang.

Bước 4 ngày 3/1/2021: Quốc hội khóa mới của Mỹ (gồm Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện) tuyên thệ nhậm chức.

Bước 5 ngày 6/1: Quốc hội Mỹ đọc và xem xét các phiếu Đại cử tri mà các tiểu bang chọn và gửi lên; chính thức xác định người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua và sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Bước cuối cùng diễn ra vào ngày 20/1/2021: Tổng thống mới chính thức của nước Mỹ tuyên thệ nhậm chức cho bốn năm tiếp theo 1/2021-1/2025.

Trong bất cứ điều kiện nào, tất cả các bước trên đều phải được hoàn thành theo lộ trình đã quy định để đến ngày 20/1/2021 nước Mỹ có một Tổng thống mới.

Cho đến nay mặc dù có các cáo buộc kiện cáo, nhưng tất cả mọi chuyện vẫn đang nằm trong thời biểu và lộ trình pháp lý theo quy định.

Nếu như đến ngày 20/1/2021, nước Mỹ không thể bầu chọn được một Tổng thống mới, hoặc quá trình đưa một người lên nắm quyền sau 20/1/2021 không theo đúng bất kỳ quy định nào của pháp luật hiện hành thì lúc đó nước Mỹ mới có một cuộc khủng hoảng Hiến pháp.

Các cuộc khủng hoảng hiến pháp diễn ra khi quá trình bầu và lựa chọn Tổng thống có những diễn biến vượt khỏi các quy định của luật pháp hiện hành. Trong lịch sử gần 250 năm tồn tại của mình, nước Mỹ đã từng gặp vài ba lần khủng hoảng như vậy, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng Hiến pháp sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1800. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự ra đời của Tu chính án Hiến pháp thứ 12.

7. Và cũng có thể khẳng định không quá lời rằng luật bầu cử của Mỹ, so với luật của các nước khác, được quy định rất chặt chẽ và rất phức tạp. Cơ chế cân bằng và kiểm soát được thiết kế và "cài" vào trong tất cả các quy trình thủ tục từ ở các "Hạt" (County), "Khu vực bầu cử" (Districts), đến "Tiểu bang" và "Liên bang". Một ƯCV, một đảng có thể thắng ở một quá trình này, nhưng lại thua ở một quá trình khác là chuyện bình thường. Tất cả chỉ để tạo khó khăn, trở ngại gần như như không thể vượt qua đối với cá nhân, đảng phái nào có ý định "thu vén" quyền lực về tay mình.

Để tìm được các "khe hở" của luật pháp, hoặc sự "vênh nhau" giữa các quy định hiện hành, vận dụng chúng theo hướng lợi cho mình hoặc thân chủ của mình... thì chỉ có những cố vấn sừng sỏ và các luật sư gạo cội mới làm được.

Đây là cách phe Trump đang hướng đến và dường như, xin nhắc lại là dường như thôi nhé, đã tìm ra "kẽ hở" đó để dắt "con voi" (biểu tượng của đảng Cộng Hòa) chui qua lỗ kim thẳng tiến đến Nhà Trắng vào ngày 20/1/2021.

Nước Mỹ luôn có đất dụng võ cho những nhân vật có đầu óc và năng lực khác người, có tầm nhìn chiến lược, có tài tổ chức như vậy. Những người này là các chiến binh thực sự và "đầu hàng", hay "bó tay" không bao giờ có trong bộ óc thông thái của họ nếu như họ còn tìm thấy một lối thoát, dù vô cùng chật hẹp.

Và một khi họ lật ngược lại thế cờ qua các cánh cửa chật hẹp đó bằng tất cả các công cụ pháp lý và quy định hiện hành thì những người có quyền và lợi ích liên quan buộc phải chấp nhận kết quả chung cuộc. Không có cách nào khác vì các quy định luật pháp, có thể không hoàn hảo, nhưng lại áp dụng được trong các trường hợp như vậy.

8. Trước khi nói tiếp cuộc đấu trong giai đoạn tiếp theo của Biden và Trump, xin kể một câu chuyện pháp đình liên quan đến vụ xét xử cựu ngôi sao bóng bầu dục người da đen Mỹ OJ Simpson. Qua thông tin về cách mà các chiến lược gia và nhóm luật sư gạo cội của OJ Simpson vận dụng luật pháp và các quy định hiện hành trong vụ kiện này, sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của xã hội Mỹ, nơi chúng ta đang bàn luận về về kết quả bầu cử Tổng thống ngày 3/11 vừa qua.

Vụ xét xử OJ Simpson thực sự là một "vụ án thế kỷ" ở Mỹ cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vụ việc được truyền hình trực tiếp tới cả chục triệu người Mỹ theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình xét xử, kèm theo các bình luận của những luật gia nổi tiếng về các vụ án hình sự

9. Tóm tắt vụ việc: Ngày 13/6/1994, hai xác chết bị sát hại với nhiều vết đâm là vợ cũ của OJ Simpson tên là Nicole Brown Simpson và người bạn trai Ron Goldman (cả hai là da trắng) được phát hiện ở bên ngoài khu căn hộ của họ tại Brentwood, ngoại ô thành phố Los Angeles.

OJ Simpson bị coi là nghi can số 1 vì không xuất hiện tại tòa theo thời gian đã thỏa thuận, rồi còn phóng xe chạy trốn khi bị cảnh sát phạt. Riêng video về cuộc trốn chạy trên cao tốc của OJ Simpson được 95 triệu người Mỹ theo dõi từ máy quay đặt trên trực thăng của truyền hình. Để so sánh, trong hai cuộc tranh luận giữa các ƯCV Tổng thống của Cộng hòa và Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua "chỉ" thu hút chưa đầy 75 triệu người theo dõi mỗi cuộc.

Tại hiện trường của vụ án, cảnh sát và các điều tra viên đã tìm thấy giày và găng tay dính đầy máu, có dấu vân tay và DNA của OJ Simpson. Phiên tòa kéo dài gần 1 năm từ 9/11/1994 đến 3/10/1995 mới kết thúc.

Các chứng cứ phạm tội của OJ Simpson là "rành rành", được các hãng truyền hình soi xét kỹ lưỡng cho hàng chục triệu người theo dõi, được truyền thông cập nhật và bình luận liên tục.

Các cuộc thăm dò dư luận vào lúc đó không hề có lợi cho Simpson vì hầu hết người da trắng và da đen điều tin rằng OJ Simpson phạm tội giết người và gần như chắc chắn 100% OJ Simpson sẽ bị kết án về tội danh này.

Thăm dò dư luận của người Mỹ vào lúc đó cho biết: 73% người Mỹ da trắng tin rằng Simpson phạm tội giết người, 18% không chắc chắn. 44% người da đen tin rằng OJ Simpson phạm tội, còn 22% tin rằng anh ta vô tội. 67% người gốc Mỹ La-tinh cũng tin rằng OJ Simpson phạm tội.

"Vui nhất" là báo chí Mỹ khi đó cũng tự mình "nhảy ra" đóng vai trò "quan tòa" và liên tục "kết tội" OJ Simpson từ trước và trong suốt quá trình xét xử.

Nhưng cuộc đời nào có chữ ngờ. Ngày 3/10/1995, trước sự ngỡ ngàng của toàn nước Mỹ, toàn bộ bồi thẩm đoàn (Jury) trong vụ xét xử này tuyên bố OJ Simpson, người "đáng" bị kết án về tội giết người cấp độ 1, là vô tội! Đây không chỉ là quả bom, mà là quả bom nguyên tử nổ giữa lòng nước Mỹ.

Điều này cho thấy dư luận hay báo chí "kết án" là việc của họ. Còn quyết định của tòa là quyết định độc lập.

Tại sao lại có chuyện đó? Ở đây không bàn đến các phạm trù đạo đức, phi đạo đức, xấu hay tốt, mà chỉ nói đến khía cạnh luật pháp đơn thuần. Việc OJ Simpson, là ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng và giàu có, lội được ngược dòng qua con đường pháp lý là do đã tìm được cho mình một dàn cố vấn và luật sư lừng danh, được gọi là "Đội tuyển giấc mơ" (Dream Team) với các luật sư lừng danh nhất nước Mỹ thời đó như Robert Shapiro, Johnnie Cochran, Lee Bailey, Alan Dershowitz, Shawn Holly... Đặc biệt trong nhóm có 2 luật sư hàng đầu nước Mỹ chuyên về DNA là Barry Scheck và Peter Neufeld.

Những người này quả thực đã có một quá trình nghiên cứu công phu, một chiến lược hoàn hảo, mà luật pháp chỉ là một khía cạnh ở trong đó, để "giải cứu" thành công OJ Simpson.

10. Vậy họ đã làm gì và làm thế nào?

(i) Về bối cảnh vụ án: Trước hết, xin bàn về bối cảnh quan hệ sắc tộc ở nước Mỹ nói chung và Los Angeles nói riêng vào thời điểm xét xử vụ án năm 1994.

Do nguyên nhân lịch sử, cộng với hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan, quan hệ sắc tộc luôn là một vấn đề lớn và nhạy cảm ở nước Mỹ. Công bằng mà nói, mối quan hệ sắc tộc giữa người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Phi đã có sự cải thiện rất nhiều và cải thiện liên tục từ sau thắng lợi của phong trào bình quyền do lãnh tụ người da đen Martin Luther King khởi xướng từ những năm 1960.

Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, kể cả cho đến nay vẫn vậy, người da đen bị phân biệt đối xử khá tệ hại. Đầu những năm 1990, Los Angeles là điển hình của sự tồi tệ về việc người da trắng đối xử với người da đen trên toàn nước Mỹ.

Giữa năm 1992, một vụ bạo động kinh hoàng kéo dài trong 6 ngày nổ ra khắp Los Angeles khi một tòa án địa phương quyết định tuyên vô tội và tha bổng 4 cảnh sát ra trắng dùng dùi cui đánh đập dã man một người lái xe gốc Phi trên đường cao tốc Los Angeles mặc dù có video ghi lại chi tiết vụ việc. Trong 6 ngày bạo động, có tổng cộng 63 người chết, gần 3000 người bị thương cộng với các thiệt hại vật chất vô cùng lớn.

Vụ xét xử OJ Simpson, một ngôi sao thể thao, một biểu tượng thành công của người Mỹ gốc Phi, giết hai mạng người da trắng xảy ra trong chính bối cảnh các ám ảnh về vụ bạo động 1992 chưa nguôi ngoai và và quan hệ sắc tộc ở thành phố này được cải thiện rất ít.

(ii) Nơi xét xử vụ án là Downtown Los Angeles: Đây là một điểm vô cùng quan trọng, quyết định đến phán quyết cuối cùng của vụ án. Lúc bấy giờ truyền thông và dư luận Mỹ không để ý nhiều, nhưng sau này nhìn lại họ mới phát hiện ra điều này.

Nơi xét xử là Trung tâm Los Angeles (Downtown Los Angeles), chứ không phải là ở quận ngoại ô Santa Clara (nơi có nhiều người da trắng sinh sống) như kế hoạch ban đầu, vì các luật sư của "thân chủ" OJ Simpson viện dẫn mối lo ngại vì lí do an ninh.

Downtown Los Angeles khi đó là nơi phần đông người lao động da đen, có trình độ học vấn, và thu nhập thấp sinh sống. Những người này luôn là nạn nhân thường xuyên của nạn phân biệt sắc tộc. Việc chọn Downtown Los Angeles cũng ảnh hưởng đến thành phần của bồi thẩm đoàn (Jury) được lựa chọn sau đó mà hầu hết là người da đen. Những người này dễ bị thuyết phục khi bị "đánh" vào tình cảm hơn là lý trí.

Trường hợp ngược lại, nếu Santa Clara được chọn thì thành phần bồi thẩm đoàn lại có xu hướng người da trắng chiếm đa số. Đây là những người có bằng cấp cao hơn, tin vào các bằng chứng khoa học như các chứng cứ DNA. Nếu vụ án được xét xử ở đây thì với các chứng cứ khoa học tương đối rõ ràng, cộng với thái độ định kiến sẵn có của người da trắng, nhiều khả năng phán quyết của bồi Thẩm đoàn sẽ không có lợi cho OJ Simpson.

(iii) Chiến lược pháp lý: "Bỏ bóng đá người"

Đây là chiến lược hết sức táo bạo của Nhóm luật sư OJ Simpson. Một mặt, các luật sư về DNA là Barry Scheck và Peter Neufeld tìm cách thuyết phục bồi thẩm đoàn về khả năng sai sót và sự thiếu tin cậy khi kết án dựa trên các bằng chứng DNA để kết án vì việc dùng DNA làm bằng chứng kết án còn tương đối mới ở nước Mỹ thời điểm đó.

Mặt khác, nhóm luật sư còn lại thay vì "soi" các bằng chứng kết tội mà họ biết có rất ít lý do để phản bác, thì họ lại tìm cách "đào bới" tất cả các thông tin cá nhân, các phát biểu mang tính kỳ thị người da đen của chính các cảnh sát và điều tra viên da trắng - những người thu thập các bằng chứng của OJ Simpson trong vụ án này.

Nổi bật nhất là nhóm các luật sư đã tìm được video ô của một cảnh sát da trắng trong nhóm điều tra, đã tuyên bố từ trước đó rất lâu rằng "sẽ tìm cách tống tất cả những người da đen vào tù". Trên cơ sở đó, nhóm luật sư này cho rằng với những động cơ "đen tối" như vậy, nên không cần phải xem xét các bằng chứng kết án OJ Simpson vì chúng hoàn toàn có thể được ngụy tạo.

Và kết quả là như mọi người đã rõ, OJ Simpson được Bồi thẩm đoàn tuyên vô tội. Sự "ồn ào" của truyền thông trước đó dường như có tác dụng ngược vì nó được nhóm luật sư của OJ Simpson liệt kê vào trong một âm mưu rộng lớn hơn của người da trắng, tìm cách "hãm hại" và làm "mất thanh danh" của một người da đen Mỹ thành đat một cách có chủ đích.

Nói vậy để thấy, trong các vụ việc lớn thì các luật sư, các chiến lược gia có vai trò tối quan trọng trong việc vạch ra các đường đi, nước bước hợp lý để đảo ngược thế cờ. Mà quan trọng nhất ở đây là các việc làm của họ được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý hiện hành, và được tất cả các bên chấp nhận, dù có thể không hài lòng với kết quả chung cuộc.

Cuộc bầu cử 3/11 và cuộc chiến sau đó, không nghi ngờ gì nữa, là một cuộc chơi lớn, có rất nhiều mất còn, đòi hỏi "người chơi" không chỉ "lỳ đòn", mà phải có một "dàn" chiến lược gia lão luyện, với "võ công" thâm hậu hơn rất nhiều so với nhóm tham gia vụ án OJ Simpson. Nhiệm vụ của họ là tìm ra tất cả con đường hợp pháp, hợp hiến, "dắt tay" thân chủ của mình qua không chỉ một, mà rất nhiều khe cửa hẹp đến chiến thắng cuối cùng.

Phần II: "Team" Biden và Team Trump sẽ làm gì tiếp theo.

(Hết phần 1)


Sent from my iPhone

Thursday, November 12, 2020

PHE CỘNG HÒA, THIÊN SỨ VÀ MITCH

Sau tất cả những ồn ào về Thiên sứ Trump, có thể nói tổng thể phe Cộng hòa thắng to mùa bầu cử 2020. Ở Thượng viện, với chiến thắng của Thorn Tillis, phe Cộng hòa đã giữ được 50/100 ghế và gần như chắc chắn sẽ thắng hai ghế ở Georgia vào ngày 5/1 tới – sorry các bạn Dân chủ mà thường các cuộc bầu bổ sung ở Georgia thì các bạn không tẩn được GOP.

Làn sóng xanh của 2018 với nàng thơ Alexandria Ocasio-Cortez bị chặn đứng và Dems thất bại ở cả lưỡng viện (đau đớn vì Dems hy vọng sẽ sweep cả lưỡng viện và Nhà Trắng). 15 ghế Hạ viện nữa chưa xong nhưng Cộng hòa đã lật được 9 ghế, thế đa số của Dân chủ Hạ viện mong manh trở lại. Ở Thượng viện, lão đại Mitch McConnell còn đó, giữ được đa số và sẽ tiếp tục là sát thủ đối với phe Dân chủ. Cùng 78 tuổi như Biden, và từng biết nhau ở Capitol từ 1985, nhưng một tay lão luyện như Mitch sẽ không bao giờ nhẹ tay với Biden.

6/8 năm sau cùng của Obama gần như không đẩy được sáng kiến lớn nào một phần là vì sát thủ Mitch sẽ bắn hạ tất cả, kể cả những dự luật có lợi cho phe Cộng hòa. Không có cửa nào cho Trump lật lại kết quả bầu lúc này, nhưng Mitch tiếp tục "chưa" công nhận kết quả để duy trì cho nhóm cử tri Cộng hòa phấn khích đi bầu ở Georgia ngày 5/1 tới. Tất cả những màn của Mitch hay Pompeo mấy ngày gần đây cuối cùng là để phục vụ ý đồ này. Sẽ messy còn Biden sẽ bị trói ngay từ ngày đầu nhậm chức.

Biden sẽ là tổng thống đầu tiên tiếp quản chính quyền chia rẽ vậy kể từ thời George H.W. Bush vào năm 1988. Nhưng phe Dân chủ mà Bush "cha" là việc với được coi là thân thiện hơn nhiều so với phe Cộng hòa lúc này. An ủi lớn nhất của phe Dân chủ có lẽ là lần đầu tiên họ thắng ở cả Arizona và Georgia kể từ 1948 tới nay (bản đồ).

4 năm nhiệm kỳ, Trump bổ nhiệm 1/3 số thẩm phán của Tòa Tối cao và 30% số thẩm phán của tòa phúc thẩm liên bang. Trong hệ thống tam quyền của Mỹ, đây có thể là di sản lâu dài nhất của Trump.

72 triệu cử tri đã bỏ phiếu cho Trump nên dù Trump có thua cuộc thì chủ nghĩa Trump vẫn còn và 4 năm tới sẽ là những màn tranh đấu của phe Cộng hòa để tiếp tục giành ngọn đuốc dẫn dắt đàn cừu này của Trump.

Fb Nguyen Thanh Tuan

Tuesday, November 10, 2020

Gian lận bầu cử ở Mẽo!

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Dân tình cứ chộn rộn lo lắng về gian lận bầu cử ở Mẽo. Các bạn giàu trí tuởng bở. Làm gì mà dễ như "dép nốp bay vào vũ tru", hay như "cải tạo Hà lội thành Xanh ga bò"? Chao ôi, không dễ tí nào, dễ thì đã có nguời bóc lịch, ăn cơm tù 10 năm rồi đó. Thực tình là khó hơn chó Phú Quốc nhân giống đại đồng, và khó hơn vua Đàm hát ô bê ra đấy.

Chắc vì bầu cử ở VN xưa nay vốn thật như đùa và đùa như thật, thành ra mọi nguời mới bán tín bán nghi như thế. Tỷ lệ đi bầu và có bầu (dù không trứng không thai :-)) ở Việt nam năm nào cũng 100%, có khi đếm lại còn vọt lên 101% ấy chứ. Hồi mình ở nhà cứ đến dịp toàn dân thực hiện quyền không có lợi và nghĩa vụ có răng của mình, là tổ truởng dân phố xua đi bầu như xua gà lên chuồng, lỡ ai lần chần uốn éo không đi là tổ truởng dân phố làm hộ cái rụp và lập tức thành "có bầu" ngay.


Bầu cử ở xứ Mẽo không như thế đâu ạ. Các tiểu bang có luật riêng về khung thời gian đăng ký tham gia bầu, khung thời gian nhận phiếu, và kiểm phiếu. Để đuợc đi bầu, thuờng nguời ta phải đăng ký từ truớc. Tuy không khuyến khích ăn cơm truớc kẻng, nhưng một số bang cho phép ngưòi dân đăng ký và thực hiện "có bầu" ngay trong ngày bầu cử. Để đăng ký phải có địa chỉ, và phải có bằng chứng là anh/chị/ông/bà sống ở địa chỉ đấy. Bằng chứng là bằng lái xe hoặc các thư từ tài liệu chính thức có tên và địa chỉ rõ ràng. Yêu cầu thứ hai là phải có ID, nếu mà không có ID thì phải có số an sinh xã hội. Nếu không có cả ID lẫn số an sinh xã hội thì phải có affadavit với xác nhận từ công chứng viên. Nếu ai đã từng ở Mẽo thì biết rõ sô an sinh xã hội quan trọng đến thế nào. Sinh mạng tài chính kinh tế xã hội của một nguời bị ràng buộc hết vào mấy con số đấy. Không phải chuyện chơi. Và yêu cầu thứ ba có ở một số bang là bằng chứng công dân. Những yêu cầu này khiến cho việc đăng ký giả và bầu giả rất khó khăn.


Bầu qua thư không phải năm nay mới có. Bao năm truớc vẫn bầu qua thư rồi. Kể cả năm 2016 khi anh Trump đắc cử, cứ bốn phiếu thì có 1 phiếu là bầu qua thư. Cách thức này giúp tăng tỉ lệ "có bầu" dù dân Mẽo già đi nhiều trong mấy chục năm qua. Nguời già giao du quan hệ hạn chế, nhưng bầu thì vẫn cứ thích như ai. Còn sống còn ăn còn đóng thuế mà lại không đuợc "có bầu" thì ức chết! Thuờng thì nhóm cao tuổi thích "có bầu" qua thư. Truờng Stanford nghiên cứu và thấy tỉ lệ tham gia "có bầu" trong giai đoạn 1996-2018 tăng 2 percentage points ở ba bang cho phép bầu qua thư rộng rãi (Colorado, Washington và Oregon), nhưng dù vậy chẳng ảnh huởng gì đến kết quả bầu cử, và cũng không mang lại lợi thế cho một đảng phái hay một nhóm kinh tế hay bất cứ màu da nào.


Như đã nói ở trên, để bầu qua thư, nguời ta cũng phải đăng ký từ truớc, các bang yêu cầu phiếu bầu gửi qua thư phải có chữ ký ở ngoài phong bì để so sánh với chữ ký trong hồ sơ lưu trữ. Có bang còn yêu cầu phải có thêm nguời làm chứng nữa. 29 bang và quận Columbia cho phép ngưòi dân tự theo dõi xem phiếu bầu của họ đã đến nơi chưa. 14 bang và quận Columbia cũng cho phép nguời dân nộp phiếu bầu tận tay nếu họ không tin bưu điện. Một nhóm nhân viên bầu cử mở các phong bì có chữ ký bên ngoài này, rồi một nhóm khác sẽ thực hiện scan. Các giám sát viên theo dõi quá trình này rất sát sao. Các phiêu bầu sẽ không đuợc kiểm đếm nếu không đuợc in trên loại giấy đặc biệt có các dấu hiệu kỹ thuật đặc thù.

Và có một điều là phiếu bầu không chỉ có mỗi chọn tổng thống. Trong phiếu bầu của mỗi bang còn có lựa chọn đại biểu quốc hội, đại biểu tiểu khu, quận, bang, hội đồng giáo dục, và có cả mục tán thành hay không tán thành với các chuơng trình dân sinh hay các thay đổi chính sách hay hiến pháp bang. Cả nuớc Mỹ có hơn 3000 quận, cho nên việc làm giả phiếu bầu không phải là chuyện ra đầu ngõ ăn vịt lộn hay chạy lòng vòng tìm miếng giồi chó. Vì thế không phải mỗi anh Trump quan tâm đến việc kiểm soát bầu cử và kiểm phiếu. Các ứng viên cho các chức vụ ở bang ở quận cũng quan tâm không kém, vì đấy là vấn đề liên quan lập tức đến đời sống và quyền lợi của họ. Họ không những giám, mà là sát sàn sạt nữa kìa.


Năm nay vì sự viếng thăm của Covi nên số luợng nguời có bầu qua thư tăng hơn. Phần nhiều những nguời ủng hộ đảng dân chủ thích bầu qua thư vì họ là những nguời sợ Covi hơn. Đám ùng hộ anh Trump là nhũng ngưòi coi trời bằng vung, coi Covi là đinh rỉ, thậm chí còn không nguy hiểm bằng đinh rỉ, chỉ nguy hiểm khi nó là China virus :). Vì vậy họ thích làm luôn, làm ngay, có bầu tại chỗ. Tuy thế cũng vẫn có nguời ủng hộ Công hoà chọn cách bầu qua thư.

Cách thức kiểm phiếu của mỗi bang mỗi khác: thưòng các bang kiểm loại "làm luôn-làm ngay-có bầu tại chỗ" truớc, rồi sau đấy mới kiểm đến dạng "có bầu qua thư" sau. Vì thế mà khi kiểm có bầu tại chỗ đầu tiên thì anh Trump hay dẫn truớc, nhưng đến khi sờ tới "có bầu qua thư" thì ván bài lật nguợc, và phe anh Trump kêu gào "ngừng đếm" ở những bang đó. Còn ở những bang làm nguợc lại thì phe anh Trump lại gào: đếm tiếp.

Một chuyện nữa là các bang có luật khác nhau về thời gian cuối cùng chấp nhận phiếu bầu qua thư. Hai bang Utah và Lousiana yêu cầu phiếu phải đuợc đóng đấu bưu điện vào ngày truớc ngày bầu cử, tức là truớc 4.30 chiều ngày 2/11 ở Louisiana, còn ở Utah thì chấp nhận các phiếu đuợc đóng dấu bưu điện ngày 2/11 nhưng đến nơi truớc 12 giờ trưa ngày 4/11. Dân Utah cũng đuợc phép mang phiếu đên địa điểm bầu cử địa phương truớc 8 giờ tối 3/11. Bang Ohio yêu cầu phiếu phải có đóng dấu bưu điện truớc ngày 2/11, nhưng có thể đuợc giao đến nơi muộn nhất vào cuối giờ làm việc ngày 13/11. Phần lớn các bang khác yêu cầu phiếu bầu qua thư phải đến nơi truớc giờ đóng cửa trong ngày bầu cử, tức là thuờng 7 giờ tối hạoc 8 giờ tối ở địa phuơng, nhưng có vài nơi cũng cho phép phiếu bầu đuợc giao đến nơi sau ngày bầu cử. Bang Washington có thời hạn dài nhất, đến tận 23/11. Vì vậy anh Trump thật sự là cùn khi anh kêu gào rằng các phiếu nhận sau ngày bầu cử là gian lận. Thực tế là mỗi bang có luật riêng của họ, và luật này không ai thay đổi đuợc, kể cả Toà án tối cao.


Trong mọi cuộc bầu cử ở xứ Mẽo, luôn có một luợng phiếu gọi là provisional ballots (tạm gọi phiếu bầu cần kiểm tra lại). Đây là các phiếu bầu mà các thông tin của nguời bầu không khop với kho dữ liệu và cần đuợc xác minh thêm. Và chừng nào chưa xác minh thì các phiếu này không đuợc tính. Theo Uỷ ban hỗ trợ bầu cử Mỹ tỷ lệ phiếu bầu cần kiểm tra lại từ năm 2006 đến nay khá ổn định: 1.8% trong các kỳ bầu cử tồng thống, và 1.1% trong bầu cử giữa kỳ. Tỷ lệ phiếu bầu cần kiểm tra lại đuợc chấp nhận để "cho làm phép cộng" (sau khi kiểm tra) là 69% trong bầu cử tổng thống và 79% trong bầu cử giữa kỳ. Lý do phổ biến nhất khiến các phiều bầu laoji này không đuợc đưa vào "làm toán" là do nguời bầu không đăng ký ở bang đó, hoặc không bỏ phiếu ở đúng nơi đăng ký, hoặc có lý do từ chữ ký, không đủ thông tin xác minh hay phong bì đựng phiếu có vấn đề. Năm 2016 (năm Trump thắng cử) bốn bang có tỷ lệ phiếu bầu cần kiểm tra lại cao nhất là Arizona, California, New York va Ohio. California chiếm hơn một nửa số phiếu bầu cần kiểm tra lại này. Lúc đó bà Hi cũng có ý định yêu cầu kiểm phiếu lại ở một số nơi, nhưng Obama khuyên bà chấp nhận.


Trở lại vấn đề anh Trump và các con anh kêu gào không chấp nhận kết quả bầu cử, đây không phải chỉ là chuyện Ôi, tôi mất miếng giồi. Thất cử kéo theo rất nhiều hệ lụy cho gia đình anh Trump và chuyện kinh doanh của anh ý. Bang NY đang điều tra hoạt động kinh doanh của gia đình Trump, luật sư cũ của anh Trump khi điều trần đã để lộ là Trum Organization phóng đại giá trị tài sản để lừa nhà đầu tư. Ngoài ra có vô số vấn đề thuế má từ rất nhiều năm, và các cuộc điều tra này sẽ là cơn ác mộng kéo dài. Các con anh Trump đều dính líu vào các phi vụ làm ăn vói nguy cơ mâu thuẫn lợi ích. Và cái miệng toè loe của anh Trump có thể còn dẫn đến nhiều vụ kiện phỉ báng hay quấy rối nữa. Cho nên khi không còn chức quyền, anh Trump sẽ không đơn giản là về hưu đánh gôn, anh sẽ đau đầu với vô số kiện tụng. Việc anh gào thét và từ chối chấp nhận thua cuộc cũng có thể là để câu giờ tìm cách dọn dẹp đối phó với những rắc rối tuơng lại.

Vậy nên đừng tin vào những luận điều rằng nguời chết sống lại đi bầu, nguời từ sao Hoả cũng bầu, và anh Pu tung trưởng làm thiên hạ có bầu tá lả ở Mẽo. Cũng đừng tin chính quyền anh Trump yêu VN lắm. Anh ấy vừa áp thuế phá giá cho lốp xe VN đấy. Anh ấy cũng từng bảo VN là một trong những nước lợi dụng xuất siêu vào Mỹ, trong danh sách sẽ được sờ tới sau Tàu :)

Fb Nguyen Thuc Quyen


Sent from my iPhone

Điều gì đang thực sự xảy ra ở nước Mỹ?

Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020

Điều khá thú vị năm nay là dân tình quan tâm đến bầu bán của Hoa Kỳ, một quốc gia cách xa nửa quả địa cầu mà trong khi chính trị của chính đất nước mình thì ít ai quan tâm.

Cũng khá thú vị, đây là cơ hội để người dân Việt Nam hiểu được cách một thể chế chính trị được coi là hoàn hảo nhất của loài người hiện tại vận hành như thế nào. Bài viết này mình sẽ giải thích qua những điều mà không có bất kỳ thông tin chính thống nào bạn có thể tìm được.

Đầu tiên, bạn cần hiểu người dân Mỹ bầu cử, họ bầu tổng thống vì điều gì? Đa phần chúng ta sẽ nghĩ rằng họ bầu ông Trump hoặc ông Biden. Từ đó mới xảy ra những câu chuyện tranh cãi như ông Trump tính khí thất thường, hay chỉ trích chửi bới lung tung hoặc ông Biden thân tàu, ấu dâm trẻ con,...vv.

Với dân Mỹ, họ không quan tâm điều này. Điều họ quan tâm là CHÍNH SÁCH, chứ không phải là cá nhân tổng thống. Vì vậy cho dù ông tổng thống có là người như thế nào đi chăng nữa, có phách lối ra sao nhưng họ không quan tâm.

Điều họ quan tâm là CHÍNH QUYỀN đứng sau những người họ bầu, có những chính sách gì? Có phù hợp với mong muốn của họ hay không? Đấy mới là bản chất của cuộc bầu bán. Đa số người dân Việt Nam không hiểu được điều cơ bản này.

Như vậy, để có một đất nước phát triển, người dân họ phải hiểu về chính sách và hậu quả của chúng đến cuộc sống. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về lý thuyết cũng như thực tế cách mọi thứ vận hành. Dân tộc nào cũng sẽ có sự phân tầng hiểu biết này, chia ra thành 2 nhóm đó là cánh tả và cánh hữu.

Cánh tả và cánh hữu, tạo ra 2 nhóm người chính trong cuộc bầu bán, với chính sách cụ thể như sau:

♦️ Cánh tả: mong muốn người khác giải quyết nhu cầu của mình thông qua đánh thuế cao để chia đều tài sản xã hội, thông qua phúc lợi xã hội. Mô hình xã hội điển hình là một nhà nước vú em lớn, kiểm soát toàn bộ các mặt đời sống của người dân qua thuế và phân phối tài sản.

Vì vậy, ủng hộ cánh tả là những người làm trong hệ thống chính quyền nhà nước, những người nhập cư muốn hưởng phúc lợi mà không muốn đóng góp nhiều. Những doanh nghiệp lớn nhất như Big tech, Big media, Big pharma,….có cấu kết với chính quyền để tạo ra độc quyền.

Thông thường, những người theo cánh tả là những người trẻ tuổi, do bị ảnh hưởng từ hệ thống giáo dục công của cánh tả, những người nghèo sống trong các thành phố lớn, những người làm việc cho các đại doanh nghiệp. Đây chính là những bang nhỏ màu xanh trên bản đồ bầu cử, nhưng chiếm dân số cực lớn của Hoa Kỳ.

♦️ Cánh hữu: mong muốn tự do kinh tế, tự làm tự ăn, nhà nước nhỏ không can thiệp vào đời sống người dân. Mô hình điển hình là một nhà nước liên bang nhỏ, vận hành chủ yếu qua hệ thống luật pháp đơn giản, các bang (tỉnh) tự trị, tự quyết định cuộc sống của mình.

Vì vậy, ủng hộ cánh hữu là những người làm tự do, những chủ doanh nghiệp nhỏ, hay nói chung là những người trung lưu, thường được gọi là nhóm Silent majority – nhóm đông im lặng. Bạn sẽ không thấy nhóm này đi biểu tình bao giờ, vì họ còn bận phải làm việc. Nhưng lá phiếu của họ có quyền lực mạnh mẽ, bầu lên Trump vào năm 2016 trong khi Hilary được cho là thắng cử đến 98%.

Thông thường, những người theo cánh hữu là những người trung niên hoặc cao tuổi, có hiểu biết về thực tế cuộc sống và làm chủ được cuộc sống của mình. Họ sống rải rác khắp nơi trên nước Mỹ, không sống ở các thành phố lớn.

.
🔵 Nước Mỹ đang ở trong một cuộc nội chiến!

Một xã hội ổn định nên cân bằng giữa cánh tả và cánh hữu, đó là đa số có thể tự quyết định cuộc sống của mình, theo cánh hữu và vẫn đầy đủ những chính sách cánh tả cho những người khó khăn hơn.

Vấn đề ở đây là những chính sách cánh tả cần được thực hiện một cách thông minh và số lượng thấp, nếu không sẽ tạo ra một lớp người chỉ ăn bám xin trợ cấp.

Những nhà tài phiệt nhìn thấy điều này, và họ đã cố gắng kéo cán cân về phía cánh tả nhiều hơn. Đó là điều xảy ra trong toàn bộ lịch sử nước Mỹ, với mục tiêu tạo ra một nhà nước độc quyền mọi mặt của cuộc sống.

Ví dụ thực tế nhất, chính là obama care. Đây là chính sách chăm sóc y tế của obama, được truyền thông truyên truyền rằng nó giúp cho người nghèo được chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, chính sách này ép buộc đa số phải mua bảo hiểm từ các hãng lớn, sau đó mới được mua bảo hiểm từ các hãng thứ 3 nhỏ hơn.

Đây chính là chính sách cạnh tranh độc quyền, để ép các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ phá sản và tạo ra một nhóm lợi ích độc quyền về ngành này. Như vậy, khi họ tuyên truyền 1 thứ có vẻ rất tốt, nhưng mục tiêu của nhóm tài phiệt là hoàn toàn khác.

Hay ví dụ như chính sách nhập cư, bề ngoài tuyên truyền là để những người nước ngoài nhập cư vào Mỹ tốt hơn bằng cách không cho xây tường, dễ dàng hơn với điều kiện nhập cư. Thực chất, đây là cách để những người không đủ điều kiện, nhập cư BẤT HỢP PHÁP vào nước Mỹ. Vì mang ơn đảng Dân Chủ, họ sẽ bầu cho những người này, đây là cách để các cuộc bầu bán sau này cánh tả có lợi thế hơn.

Tuy nhiên, khi cho những người không phù hợp vào một quốc gia, nó sẽ đem lại rối loạn xã hội. Điển hình như là châu âu, với các cuộc khủng bố hồi giáo hàng ngày. Tất nhiên, những người đứng đầu họ không quan tâm, thứ quan tâm duy nhất của họ là quyền lực. Và nó được đảm bảo chính nhờ những người nhập cư hồi giáo.

Một ví dụ điển hình khác, đó là chính sách cấm súng. Tu chính án số 2 của Mỹ cho người dân sử dụng súng, không phải để tự vệ mà để người dân có phương tiện chống lại sự độc tài của một nhóm nào đó. Điều này là vô cùng nguy hiểm với chính sách cánh tả, họ muốn cấm bằng mọi giá. Vì vậy, có rất nhiều vụ xả súng, và mỗi lần như vậy lại có 1 phong trào biểu tình cấm súng. Nhưng người Mỹ họ vẫn tỉnh táo lựa chọn đúng theo hiến pháp của mình.

Trong xuyên suốt lịch sử, nước Mỹ bị kiểm soát bởi những nhóm độc quyền – Cabal này. Gần như tất cả những tổng thống cộng hòa hay dân chủ, đều chịu kiểm soát bởi họ. Nếu không làm theo, họ sẽ bị ám sát, lật đổ dù cho là theo đảng nào đi chăng nữa.

Đó là những tổng thống Lincoln (giải phóng người dân da đen khỏi nô lệ) hay tổng thống đảng dân chủ Kennerdy (muốn khôi phục bản vị vàng), gần nhất là Reagan bị ám sát hụt, và Donal Trump.

Trump là tổng thống phải nói là bị nhóm cabal đánh mạnh nhất trong lịch sử, bởi vì ông không phải là chính trị gia. Hầu hết các tổng thống trước dù theo cộng hòa, nhưng vẫn âm thẩm thực hiện các chính sách cabal.

Trong 4 năm vừa rồi, ông Trump đã chặt vây cánh của Cabal, nhà nước ngầm rất mạnh, hiệu quả. Đầu tiên đó là cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, bởi vì China là nơi cabal làm ăn, có nhiều quyền lợi nhất. Tiếp theo là việc giảm thuế, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh lên, cạnh tranh với Cabal. Ngoài ra ông ta cũng cải cách luật pháp, giúp giảm những điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn.

Vì vậy, họ làm mọi cách để lật đổ ông ta, đây là cuộc đảo chính tổng thống mạnh nhất trong lịch sử. Những chiêu trò đó là âm mưu lật đổ qua vụ nga can thiệp bầu cử, rồi đảo chính qua đòi bãi nhiệm. Ngoài ra là vô số vụ ám sát hụt, như là thuốc độc qua thư, đấu súng ở nhà trắng…Bạn sẽ không biết mấy tin này, nếu chỉ đọc báo chính thống.

Bạn có thể thấy gần như 100% báo chí tấn công ông ta hàng ngày, từ đời tư cho đến bóp méo các chính sách. Kể cả những Big tech lớn như facebook, google cũng đang bịt miệng ông ta qua việc dán nhãn các bài viết của ông trên các kênh này, bạn có thể kiểm chứng ngay bây giờ khi tìm Fb Trump. Nếu một người chỉ đọc các tin chính thống, sẽ không thể nào biết được sự thật.

Tất nhiên người dân Mỹ sau 4 năm kinh tế tốt hơn, họ ủng hộ Trump. Những người theo cánh tả thì càng ghét Trump. Đây là sự phân hóa xã hội. Cuộc bầu bán này chính danh thì Trump có lợi thế hơn hẳn, vì vậy Cabal họ sẵn sàng mọi cách để chiến thắng, kể cả gian lận. Bầu qua thư Mail in ballot là một cách điển hình đó.

Đừng ngây thơ tin rằng nước Mỹ là nước dân chủ, thì không có gian lận. Khi bạn động vào quyền lợi của nhóm Cabal, họ sẽ làm mọi cách để tiêu diệt bạn. Trong lịch sử, tổng thống Linlcon đã từng bị gian lận qua phiếu bầu thư, trong cuộc nội chiến Mỹ. Không lật đổ qua cách bầu, Cabal đã ám sát ông ta.

.
🔵Tương lai cho nước Mỹ và toàn thế giới

Cuộc bầu bán này với dân Việt là một sự kiện khá lạ, vì liên quan đến kiện cáo. Những thực ra đây là điều cả 2 phe đã tính toán từ lâu rồi, không có gì là lạ do tính chất quan trọng của nó.

Phe cánh tả biết nếu bầu chính danh sẽ không thắng được, nên sẽ phải tìm cách gian lận. Trận này họ bắt buộc phải thắng, vì thêm 4 năm nữa hệ thống nhà nước ngầm Cabal sẽ sụp đổ.

Ngược lại, trận này Trump cũng phải thắng, nếu không thì ông ta sẽ bị hãm hại, nước Mỹ sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, với viễn cảnh tất cả ngành nghề điện, nước, báo chí, luật pháp, dầu mỏ, thuốc,….đều nằm trong tay nhà nước. Người Việt hiểu rõ điều này nhất.

Vì vậy, bên Trump họ thừa hiểu về vấn đề sẽ có gian lận, nên trong 2 năm cuối nhiệm kỳ ông ta bổ sung được 3 thẩm phán cho tối cao pháp viện, cán cân hiện là 6/3, có lợi cho đảng cộng hòa của ông. Các cuộc kiện cáo sẽ kéo dài đến tháng 1 năm 2021, lúc đó chúng ta mới biết ai thực sự là tổng thông.

Dù cho ông Trump hay Biden lên làm tổng thống, đây là thời điểm sự phân cực tả hữu mạnh nhất trong lịch sử, nước Mỹ có nguy cơ phân mảnh ra thành những quốc gia nhỏ hơn bên trong qua nội chiến.

Hãy nhớ rằng, đây là thời điểm thay đổi chu kỳ của nhân loại, nên khởi đầu sự thay đổi và kết thúc sẽ nằm ở nước Mỹ. Trong thời điểm nước Mỹ hỗn loạn, khó khăn, sẽ là cơ hội cho những quốc gia độc tài khác dành lấy cuộc chơi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thay thế Hoa Kỳ trên chính trường trong năm sau.

Tương lai sẽ là rất nhiều xáo trộn và chuyển đổi, kết quả cuối cùng, phụ thuộc vào tâm thức người dân của từng quốc gia trên toàn cầu.

Nếu người dân có hiểu biết, tâm thức lương thiện, quốc gia đó sẽ phát triển. Ngược lại, người dân không hiểu biết về kinh tế chính trị, tâm thức tranh giành vật chất, quốc gia đó sẽ là quốc gia của tham nhũng và lụi bại.

Khi đó, dù cho có áp dụng mô hình xã hội tân tiến nào đi chăng nữa, nó cũng sẽ dần dần suy đổi, như nước Mỹ hiện tại mà thôi.

Vì vậy, người Việt chúng ta muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, hãy đầu tư vào sự hiểu biết, tăng nhận thức không chỉ cho bản thân, mà còn cho con cháu sau này. Chính chúng là người kiến tạo ra một thế giới mới.

Phần cuối này, chính là thông điệp cho các bạn!

-------------------------------------------------------------------------
Cuối cùng, mình cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm và theo dõi các bài viết.

♦️ Danh sách bài viết cơ bản: https://forms.gle/2aFpy54vb7J58vvc7

♦️ Đặt câu hỏi tại đây: https://www.facebook.com/ngosathach/posts/3442552159120926


Sent from my iPhone

Sunday, November 1, 2020

Trân quý từng ý kiến của kiều bào

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định trong suốt quá trình phát triển, TP rất trân trọng và trân quý những ý kiến đóng góp của kiều bào
Sáng 29-10, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP HCM đã có buổi gặp 18 kiều bào tiêu biểu là giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, doanh nhân từ 9 quốc gia: Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Tại buổi gặp, đa số ý kiến đóng góp của kiều bào tập trung vào đề xuất giải pháp phát triển kinh tế TP trong thời gian tới.

Nhiều đề xuất sát sườn

GS-TS Trần Hải Linh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc (VKBIA), cho biết mặc dù năm 2020 nhiều khó khăn nhưng cộng đồng kiều bào luôn hướng về Tổ quốc và mong muốn là sợi dây kết nối hợp tác đầu tư về Việt Nam. Cụ thể tại TP HCM, BAOOV đã gửi đến lãnh đạo TP những góp ý về xây dựng thành phố thông minh, đô thị số, tham gia chương trình kiều bào đồng hành phát triển TP. "Chúng tôi luôn mong muốn tiếp tục là cánh tay nối dài của Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng, cùng tham gia các đề án phát triển của TP và sẽ dốc hết sức cùng xây dựng, phát triển TP" - GS-TS Trần Hải Linh nói.

Ở khía cạnh thu hút đầu tư, ông Steve Bùi (Bùi Văn Tuấn) - Việt kiều Nhật, Chủ tịch Tập đoàn Delta E&C - nhấn mạnh nếu nhà đầu tư chỉ đến Việt Nam để tận dụng nhân công giá rẻ, các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai… thì chúng ta sẽ mãi là nhà gia công. "Vì vậy, trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cần có quy định cụ thể tỉ lệ nội địa hóa và chuyển giao công nghệ giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận các công nghệ tiên tiến" - ông Steve Bùi đề xuất.

GS Đặng Lương Mô - Việt kiều Nhật, giáo sư Đại học Hosei, Tokyo - cho rằng việc tập trung vào chuyển đổi số ở Việt Nam nói chung, TP HCM nói riêng là cần thiết. Thế nhưng, muốn kinh tế phát triển thì ngoài tập trung chuyển đổi số, TP cần ưu tiên các chính sách kích thích sản xuất tạo ra của cải vật chất. "Năm 2019, GDP/đầu người của Việt Nam đạt hơn 2.800 USD, chỉ bằng 23% - 24% bình quân GDP/đầu người trên thế giới. Ấn Độ thời gian qua tập trung phát triển sản xuất phần mềm nhưng GDP/đầu người của họ hiện vẫn còn thấp hơn chúng ta, họ đang chuyển hướng sang tiếp tục sản xuất phần cứng. Vì vậy, TP HCM cần chú trọng đến sản xuất hơn nữa để trở thành đầu tàu kinh tế và là trung tâm công nghiệp của Việt Nam" - GS Đặng Lương Mô góp ý.

Ngoài ra, có khá nhiều ý kiến của kiều bào đề xuất liên quan đến việc định vị lại thương hiệu, giá trị TP HCM sau thành công trong phòng chống Covid-19.

Mổ xẻ sâu để tìm hướng đi đúng

Chăm chú lắng nghe, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định rất trân trọng và trân quý những ý kiến đóng góp của kiều bào trong quá trình điều hành, phát triển TP. "Nhiều ý kiến khá hay cần mổ xẻ thêm. Vì vậy, tôi mong muốn Hội nghị "Kiều bào đóng góp ý kiến về chuyển đổi số và khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phát triển kinh tế Việt Nam" diễn ra vào ngày 30-10 sẽ mổ xẻ, phân tích thẳng thắn nhất, chân tình nhất để TP tiếp thu đầy đủ" - Bí thư Nguyễn Văn Nên nói.

Chia sẻ thêm với các đại biểu, Bí thư Thành ủy cho hay trước những khó khăn thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, TP đang nỗ lực không ngừng để bảo đảm mục tiêu kép là duy trì thành quả phòng chống dịch Covid-19, đồng thời phục hồi, phát triển kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu kép này, nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là chuyển đổi số. Cụ thể, ngày 3-7-2020, TP đã ban hành Quyết định số 2393 về phê duyệt chương trình chuyển đổi số của TP, thể hiện cam kết của TP là địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số của cả nước. "Vượt qua những khó khăn hiện tại, cùng với quyết tâm của TP, tôi tự tin khẳng định chương trình chuyển đổi số của TP là một trong những chiến lược quan trọng góp phần xây dựng TP từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á" - Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Thông tin thêm đến kiều bào, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết TP đang có 3 chương trình đột phá là Chương trình đổi mới quản lý TP, Chương trình phát triển hạ tầng TP và Chương trình phát triển nhân lực và văn hóa TP. Ngoài ra, một chương trình trọng điểm phát triển TP là phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực TP HCM. "Những chính sách, kế hoạch, chương trình hành động của TP luôn thể hiện quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, cộng đồng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và người dân để xây dựng TP trở thành đô thị thông minh. Và, để thực hiện điều đó, tập thể lãnh đạo TP rất mong nhận thêm nhiều ý kiến góp ý tâm huyết của bà con kiều bào" - ông Nguyễn Thành Phong kỳ vọng.

Tiềm lực lớn, đóng góp lớn

Nêu con số 80% trong tổng số 5,3 triệu kiều bào đang sinh sống, học tập, làm việc tại các quốc gia phát triển, có tiềm lực về khoa học - công nghệ, tài chính lớn, Đại sứ Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nhìn nhận đóng góp của bà con kiều bào trong thời gian qua là rất lớn. Bằng chứng là Việt Nam luôn nằm trong danh sách những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới, tổng cộng đã có 3.000 dự án của kiều bào đầu tư về nước với tổng vốn 4,5 tỉ USD, qua đó đã góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương và cả nước.

"Cộng đồng kiều bào của chúng ta có khoảng 500.000 - 600.000 chuyên gia, trí thức, nhà khoa học đang làm việc tại các nước. Hằng năm, có trên 500 chuyên gia, trí thức về nước thường xuyên cộng tác với các trường, viện" - ông Lương Thanh Nghị thông tin, đồng thời đặt vấn đề làm thế nào phát huy tối đa tiềm lực này để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

laodong

Asian American group once for Trump now says 'we made a mistake'

Less than a week before one of the most hotly contested elections in U.S. history, President Donald Trump lost the support of an Asian American group of Republicans that could be the difference in Florida and other swing states.

The National Committee of Asian American Republicans, or "Asian GOP," endorsed Democratic presidential candidate Joe Biden, saying in a statement Friday, "We need a president with empathy, integrity, and broadness capable of bringing all sides to the table." The group backed Trump in the 2016 contest.

Cliff Li, head of the Asian GOP, told Nikkei Asia that there has been a gradual "opinion shift" in the Asian conservative community, especially among Chinese American conservatives.

He added that he is personally enraged by Trump's finger-pointing and calling the new coronavirus the "China virus," with no regard for the effect of such rhetoric.

"Even calling it the 'kung flu' virus, he has shown a total disregard of the impact it could have on the Chinese American community," Li said.

Asian Americans are the fastest-growing segment of eligible voters in the U.S., according to the Pew Research Center. While the 11 million-plus that can vote this year make up only 5% of the nation's eligible voters, some are clustered in crucial battleground states.

Pollsters have found that Asian Americans do not strongly identify with either of the major parties, making them a demographic of undecided voters campaigns can target.

In the Friday statement, the Asian GOP said Trump's comments at the first presidential debate -- in which he called on far-right organization Proud Boys to "stand back and stand by" -- were reminiscent of China's Mao Zedong during the Cultural Revolution.

"When the President openly calls Proud Boys, categorized by the FBI as an extremist group, to stand by, it reminds us of the Red Guards during the Cultural Revolution, when the dictator called on his supporters to oppress all different political voices as unpatriotic," the statement said.

Li, who left China for the U.S. after the 1989 Tiananmen Square crackdown, said, "This is a unique Chinese American perspective. ... When a party becomes somebody's party, this party is on the wrong track. Hopefully, the Republican Party will get back to [being] a party of the value and a party of the ideology, instead of an organization of a flawed politician."

The Biden endorsement comes from a Trump supporting group that is rooted in Florida and has consistently collaborated with the Republican National Committee (RNC) for outreach events targeting Asian communities.

The Asian GOP's website displays photos of past events, such as a Trump rally in Florida, a Lincoln Day Dinner at the Trump-owned Mar-a-Lago Club and Safari Night Ball at Mar-a-Lago.

Asian American conservatives are in the minority, but their votes could have a significant impact in states such as Florida, North Carolina, Pennsylvania and Wisconsin, where both candidates are fighting for every last supporter.

In battleground states, 45% of Asian American voters said they will vote for Biden, while 37% said they will vote for Trump, according to a September voter survey published by AAPI Data, a publisher of demographic data and policy research on Asian Americans and Pacific Islanders.

There are more than 880,000 eligible Asian American voters in those four swing states, with Florida touting the highest number -- roughly 400,000 -- of such voters, according to Sunny Shao, a researcher from AAPI Data.

Shao said Asian American voters can potentially swing those states, but it is difficult to change voters' mind this late into election season, except perhaps "a certain type" of Chinese American voter.

"The ones who voted for Trump in 2016 with a lot of uncertainty, they simply voted for him because they didn't want to vote for Hillary or didn't want to vote for Democrats. They didn't have anything positive to say about Trump either," said Shao. "Four years of presidency [could have] changed their mind."

As of Friday, polls showed that Biden is leading by 2.3% over Trump in Florida, according to polling site FiveThirtyEight's data.

In the last days of the presidential race, the Asian GOP aims to push "the silent majority" of Asian American conservatives toward Biden. Li said the group's WeChat community has roughly 50,000 to 70,000 people, with a third pledging support for Trump and the rest saying they will not vote for Trump but are unsure who to vote for.

"They do that not because they're not sure, it's because they're shy of saying it, it's almost saying 'I made a mistake back in 2016,' which we did," Li said. "The purpose of [publishing the statement] is telling people [who are] too shy, 'It's OK to vote for Joe Biden, it's OK to come out to express, it's OK that you made a mistake in 2016.'"

Li said he has received some personal attacks from Trump loyalists since the Biden endorsement came out, but the majority clicked "Like" on the committee's statement on WeChat.

Based in Florida, Li had worked closely with the Republican Party for years. When the Asian GOP started in 2015, Li said they were guided by RNC staff. He was the chair of the Asian American outreach team for Florida's governor Ron DeSantis.

But the cozy relationship didn't last when the Asian GOP made headlines in 2019 over the Cindy Yang scandal.

Li "Cindy" Yang, a massage parlor owner and a fundraising director at one of Asian GOP's local Florida chapters, was reportedly selling access to Trump family members to Chinese businessmen and politicians. Yang has denied any wrongdoing.

Cliff Li said the local chapter did nothing wrong, but the scandal heavily damaged the organization's reputation. Li said it was "very unpleasant" how the RNC handled the scandal, adding the Republican Party "just abandoned us." Li has not worked with RNC since.

The RNC "just left us to fight our own battle, they doubted us just like everybody else, like the Democrats," Li said. "You work with the conservative community, you don't just use them."

However, Li said their group's "beef" with Trump is much bigger than that.

"Especially this year during the pandemic, we have deep doubts about his leadership, his priority and his heart... It seems we have a majority that starts to go against Trump," he said. "It's a very important election, we want our voice heard, we were hesitating, but fortunately it's not too late."

Trump "failed on all fronts" when handling the COVID-19 crisis, Li said.

"Even [Trump] got the virus himself, he still hasn't changed," said Li, raising his voice an octave higher. "This is somebody who refuses to learn from his mistakes [and] refuses to be the person who wants to unite everyone together to deal with the crisis."

nikkei

Thursday, October 29, 2020

NỀN DÂN CHỦ VỚI TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG Ở HOA KỲ …

Chỉ còn đúng 5 ngày nữa, là nước Mỹ sẽ có kết quả của trận chiến vô tiền khoáng hậu, không phải giữa 2 ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden, cũng không phải là giữa 2 đảng đối lập Dân Chủ và Cộng Hòa, nhưng nó là trận chiến cuối cùng, trận chiến một mất một còn cho sự tồn tại của Nền Dân Chủ ở Mỹ.

Không chỉ riêng người dân Mỹ, mà còn người dân của nhiều quốc gia khác trên thế giới, đang trông chờ trong hoang mang từng giây từng phút, cái thời điểm vô cùng quan trọng đó, cái thời điểm mà chưa từng bao giờ xảy đến cho người dân Mỹ từ ngày lập quốc đến nay. Bởi một khi Nền Dân Chủ của một quốc gia, vẫn từng được xem là ngọn hải đăng cho nền dân chủ của tất cả các quốc gia trên thế giới, mà có thể sụp đổ dễ dàng như thế, trong thời gian vỏn vẹn có 4 năm, thì thử hỏi, liệu có mấy nền dân chủ của bất kỳ quốc gia nào khác, có thể cầm cự hoặc đứng vững dưới sự tấn công tàn bạo của những lãnh tụ mê say quyền thống trị độc tài?

Bên cạnh đó, cái kết quả của cuộc bầu cử này, nó còn nói lên con người và cái xã hội hiện tại, người Mỹ và nước Mỹ. Nó chính là cái hình ảnh phản chiếu qua tấm gương, nói về cái xã hội mà chúng ta đang sống hiện nay. Nó cũng phản ảnh về thực trạng về sự suy nghĩ và nền dân trí của người dân Mỹ, thuộc loại người nào tạo nên cái xã hội hiện nay.

Một xã hội với đa số, là những người khờ dại dễ dàng bị mụ mị và sỏ mũi?
Một xã hội với đa số, là những người đần độn dễ bị lừa gạt?
Một xã hội mà đa số, là những người thờ ơ, hèn nhát, sẵn sàng chấp nhận bị cai trị bởi những sự điên rồ và tàn bạo của một nhóm người?

Hay một xã hội mà đa số là những con người can đảm, sẵn sàng đứng lên chống lại điều ác, chống lại sự bóc lột, đầy bất công và bất nhân?

Và chưa bao giờ, một cuộc trưng cầu dân ý về một xã hội Mỹ, lại phản ảnh rõ ràng hơn về dân trí của người Mỹ, cho bằng lần bầu cử của năm 2020 này.

TỬ CHIẾN VỚI SỰ BẤT CÔNG và GIAN XẢO.

Thực ra thì đa số người dân Mỹ, đã từ chối để bị mụ mị và lừa gạt vào năm 2016 qua số phiếu bầu, Hillary Clinton hơn 65 triệu phiếu vs Donald Trump gần 63 triệu phiếu, với con số khác biệt là gần 2.9 triệu phiếu. Con số 2.9 triệu phiếu nhiều hơn này, nếu ở bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới không phải là ở Mỹ, dựa trên một đạo luật hết sức bình thường, ai được nhiều phiếu sẽ là người chiến thắng, thì nước Mỹ đã không phải đối mặt với hiện trạng của 4 năm qua và phải đứng giữa khúc rẽ của ngày hôm nay.

Rất ít người, ngay cả những người sinh sống ở Mỹ nhiều năm, hiểu thấu đáo về cái luật bầu cử hết sức lỗi thời, hết sức sai phạm mang tên hệ thống bầu Cử Tri Đoàn - Ellectoral College. Để tôi giải thích ... thêm một lần nữa.

Khi người dân Mỹ bỏ phiếu bầu chọn cho tổng thống Mỹ, từ 2 đến 3 ứng viên trên tờ ballot, họ thực sự đang bỏ phiếu cho người đại diện của cái đảng mà ứng cử viên đó đượcchọn ra, gọi là Cử Tri Đoàn. Có tất cả là 538 ghế đại cử tri trên toàn nước Mỹ, những đại cử tri này sau đó, sẽ bỏ phiếu bầu chọn tổng thống thay mặt cho người dân trong tiểu bang của họ.

Mỗi tiểu bang được ấn định một số phiếu đại cử tri nhất định, dựa trên dân số của khu vực quốc hội mà họ có, tổng cộng là 435 ghế đại diện ở Hạ Viện, và 100 ghế đại diện ở Thượng Viện của 50 tiểu bang. Riêng thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington DC) cũng được đặc quyền ấn định ba phiếu đại cử tri, mặc dù họ không có ghế nào đại diện cho Hạ và Thượng Viện ở Quốc Hội, vì đây không phải là 1 tiểu bang. Con số 538 đại cử tri này, có quyết định quan trọng ở cuộc tổng tuyển cử mỗi 4 năm, hễ ứng viên nào chiếm được 270 phiếu đại cử tri trên tổng số 538 này, là đủ để đắc cử tổng thống (538:2=269).

Luật Electoral College, Cử Tri Đoàn, được làm ra vào năm 1787, hơn 233 năm trước, chính là một hệ thống chọn người thắng cử hết sức phi lý, nếu không muốn nói là phi pháp, trong đó ứng cử viên có số phiếu cao nhất ở một tiểu bang sẽ "được phép lấy tất cả số phiếu đại cử tri – winner takes all"của tiểu bang đó. Thí dụ, vào năm 2016, ông Trump đã thắng bà Clinton ở tiểu bang Wisconsin với tỷ số chênh lệch chỉ ở mức 0.7% (47.2% vs 46.5% - với 1,405,284 phiếu vs 1,382,536 phiếu) tương đương với 22 ngàn 748 phiếu. Con số chênh lệch quả là ít ỏi, tuy nhiên, nó đủ để ông Trump là người thắng cuộc và giành được tất cả 10 phiếu đại cử tri của Wisconsin.

Cũng cùng một "luật chơi dị thường Electoral College này", bà Clinton đã đánh bại ông Trump ở tiểu bang California với tỷ số chênh lệch khủng ở mức 30% (61.5% vs 31.5% - với 8,753,788 phiếu vs 4,483,810 phiếu) tương đương với 13 triệu 237 ngàn 598 phiếu. Tuy con số khác biệt khủng như vậy, nhưng bà Clinton cũng chỉ lấy được tất cả 55 phiếu đại cử tri của California.

Tỷ suất lợi nhuận nhỏ (hơn chục ngàn phiếu) như vậy ở một số tiểu bang nghiêng ngả (Swing-States) như Wisconsin chẳng hạn, thực sự hết sức quan trọng, có nghĩa là, bất kể bà Clinton có dẫn đầu về số phiếu bầu trên toàn quốc cao đến gần 3 triệu đi chăng nữa,thì Donald Trump vẫn có thể giành chiến thắng ở một số tiểu bang nghiêng ngả và do đó giành được nhiều phiếu đại cử tri đoàn hơn.
Thêm một lý do quan trọng khác, là con số đại cử tri tối thiểu được "ủy nhiệm" cho một tiểu bang, nhằm bảo vệ "tiếng nói" cho các tiểu bang ít dân, đã được sắp đặt từ hơn 2 thế kỷ trước trong luật bầu Cử Tri Đoàn, khiến cho việc bầu Cử Tri Đoàn trở thành một vấn nạn hết sức bất công và sai phạm. Lấy 2 tiểu bang Wyoming ít dân nhất và California nhiều dân nhất nước Mỹ.

- Wyoming có chưa tới 580 ngàn dân nhưng luật trừ quy định, mỗi tiểu bang bất kể ít dân cỡ nào, cũng được Tối Thiểu 3 ghế đại cử tri. (2 ghế đại diện cho Thượng Viện (Nghị Sĩ) và 1 ghế đại diện cho Hạ Viện (Dân Biểu). Cũng theo luật, thì phải có 750 ngàn dân mới được 1 ghế đại diện. Ở Wyoming, vì luật trừ này, mà chia ra trên đầu người dân, thì chỉ cần 193 ngàn dân, là đã được 1 ghế đại cử tri.

- Trong khi đó, California có tới gần 40 triệu dân nhưng lại chỉ được có 55 ghế đại cử tri. (2 ghế đại diện cho Thượng Viện (Nghị Sĩ) và 53 ghế đại diện cho Hạ Viện (Dân Biểu). Tính ra, ở California, chia ra trên đầu người dân, thì phải cần tới 727 ngàn dân, mới được 1 ghế đại cử tri.

- So sánh những con số kể trên giữa 2 tiểu bang Wyoming và California, ta thấy, điều này cũng đồng nghĩa với việc 1 lá phiếu của người dân ở Wyoming có Sức Mạnh Tương Đương với gần 4 lá phiếu của người dân ở California trong cuộc tổng tuyển cử. Thử hỏi, điều phi lý này nó bất công đến cỡ nào?

Đó là lý do tại sao đại đa số người dân Mỹ đã quá chán ngán với cái đạo luật bỏ phiếu Cử Tri Đoàn Electoral College quá lỗi thời và sai phạm này. Thế nhưng, đảng Cộng Hòa bằng mọi giá qua Tòa Án với những thẩm phán mà họ đưa vào, dùng mọi cách để giữ cái hệ thống bầu Cử Tri Đoàn này lại càng lâu càng có lợi cho họ. Đó cũng chính là lý do mà đảng Cộng Hòa và Donald Trump chỉ luôn nhắm vào và rù quyến những tiểu bang ít dân ở 2 miền Bắc và Trung Mỹ. Những tiểu bang này, đa số là người dân lao động hầm mỏ và nông dân ít học. Đảng Cộng Hòa chỉ cần thắng ở những tiểu bang này, là đủ để lật ngược thế cờ và chuyển bại thành thắng cho dù thua phiếu bầu popular của cả nước. George Bush con thắng cử năm 2000 và Donald Trump năm 2016 là 2 thí dụ điển hình.

Trong kỳ bầu cử này, chắc chắn đa số người dân Mỹ cũng sẽ bỏ phiếu bầu cho Điều Thiện, cho Sự Thật, cho Công Lý và cho Sự Tử Tế mà Donald Trump không hề có. Chẳng những thế, đa số người dân Mỹ có đầu óc để suy xét, sẽ phải đấu tranh chống lại chế độ độc tài độc đảng đang được thành hình hiện nay dưới tay Donald Trump và đảng Cộng Hòa.

Chắc chắn, ông Joe Biden cũng lại sẽ phải đối mặt với những trở ngại khổng lồ của luật bầu Cử Tri Đoàn vô cùng phi lý và quá lỗi thời này trong cuộc bầu cử năm nay. Có nghĩa là, chắc chắn ông ta sẽ thắng đa số phiếu mà người dân trên nước Mỹ bầu chọn, tuy nhiên Donald Trump vẫn có thể giành phần thắng, nếu sự khác biệt vẫn chỉ là 3-4 triệu phiếu như năm 2016 của bà Clinton.

Ông Joe Biden và đảng Dân Chủ cần phải thắng lớn, thắng đậm, trên 10-12 triệu phiếu, mới khiến cho Donald Trump và đảng Cộng Hòa hết đường quậy phá. Và nếu ông Joe Biden thắng hơn 10 triệu phiếu, thì đảng Dân Chủ sẽ có cơ may chiếm luôn cả 3 mặt, Hạ Viện, Thượng Viện và ghế tổng thống.

Tôi tin điều này sẽ xảy ra, vì ngay trong thời huy hoàng rực rỡ nhất của Donald Trump vào năm 2018. Người dân Mỹ đã chọn đảng Dân Chủ và bầu cho họ hơn 8 triệu phiếu, thì việc Joe Biden thắng hơn Donald Trump chục triệu phiếu là điều rất có thể.

P/S:

Như tôi đã viết nhiều lần về giá trị của những lá phiếu của người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ, bất kể những người si mê ông Trump như điếu đổ, có phất cờ như điên và hô hào cuồng nhiệt đến khùng ở Bolsa và San Jose, thì nó cũng chỉ là con số ZERO to tướng. Cứ thử tưởng tượng, chơi bảnh luôn, lấy trọn 5 - 600 ngàn lá phiếu của người Việt trên toàn cõi California bỏ hết cho Donald Trump, thì nó có tạo ra tí thay đổi lăn tăn gì so với con số hơn 13 triệu phiếu bầu cho bà Clinton năm 2016?

Nè, em tập làm toán lớp Hai nghen: 13,237,598 – 600,000 = 12,673,598 vẫn còn thua hơn 12 triệu rưởi.

VẬY THÌ KÊU GÀO, MÚA MAY, KHUA CHIÊNG, GÕ TRỐNG ĐỂ LÀM GÌ? ĐỊNH CHỌC CƯỜI CHO THIÊN HẠ À?

Nói nhỏ cho nghe nè: Dọn nhà qua mấy tiểu bang nho nhỏ ít dân, đang nghiêng nghiêng ngả ngả như Iowa, Ohio hay Georgia, may ra cái lá phiếu của mình có tí giá trị, hơn là ở California nhé.

FB Giao Thanh Pham


Sent from my iPhone